Tại sao âm nhạc lại quan trọng với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ
Điểm trung bình: ( lượt đánh giá )
Tại sao âm nhạc lại quan trọng với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ
Rất nhiều nghiên cứu khoa học được công bố đã chỉ ra những tác động tích cực mà âm nhạc mang lại cho người học. các nghiên cứu này cho thấy âm nhạc cải thiện EQ, tăng IQ, tăng điểm trung bình các môn học và hỗ trợ tốt nhất cho hai môn toán và đọc hiểu.
Nhiều tạp chí về thần kinh học đã công bố các nghiên cứu cho thấy giáo dục âm nhạc thời thơ ấu làm thay đổi bộ não rất nhiều, những hiệu ứng tích cực này có thể kéo dài suốt đời khi con người được học nhạc. Những điều trên đã cho thấy âm nhạc là một phần không nên thiếu và không thể thiếu với cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên làm cách nào để hỗ trợ người học nhạc cũng như trẻ học nhạc có thể phát huy tối đa khả năng tư duy, cảm xúc của bản thân trong quá trình học?
Có thể hỗ trợ trẻ trong và thông qua quá trình học nhạc như thế nào?
Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có thể nhận ra giai điệu của một bài hát quen thuộc trước khi chúng có thể thông thạo ngôn ngữ nói. Một bản nhạc êm dịu khi ngủ, một bản nhạc ngắn khi chơi, khi tắm, khi mặc quần áo, khi ăn mà mẹ hát cho trẻ nghe sẽ giúp trẻ thực hiện tốt hơn, và nhận ra tín hiệu những việc sắp xảy ra sau giai điệu đó, phát triển khả năng phán đoán và quan sát.
Trẻ mới tập đi: Trẻ mới tập đi rất thích chạy nhảy hoạt động, ba mẹ hãy hỗ trợ con phát triển các thao tác thuộc về kỹ năng thích hợp cho giai đoạn này khuyến khích khả năng ngôn ngữ và ghi nhớ bằng các bài hát có những ngôn từ “ rất trẻ con”, chèn một đoạn từ mới thú vị thay vì từ có sẵn của lời bài hát.
Chính từ việc thay đổi từ ngữ trong bài hát, giúp trẻ có trí tưởng tượng tốt hơn, hình thành tính cách phóng khoáng cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo: Trẻ mẫu giáo rất thích thể hiện bản thân mình bằng việc được hát hoặc nhảy múa, cùng những bài hát về các hoạt động, các con vật quen thuộc. Ngoài giờ học nhạc các bậc phụ huynh nên làm giàu thêm vốn bài hát và các bài thơ vần điệu để phát triển thêm khả năng tưởng tượng, mang đến tính tò mò thích khám phá cho con.
Trẻ đến tuổi đi học: trẻ em ở độ tuổi đi học bắt đầu biết thể hiện sở thích và không thích các loại nhạc khác nhau, nhưng bắt đầu bộc lộ thiên hướng mức độ quan tâm đến việc học nhạc. Với một em bé thực sự có năng khiếu, ba mẹ hãy là bệ phóng cho con bằng cách cho con tiếp cần với những phương pháp giáo dục âm nhạc quốc tế, để sự hiểu biết âm nhạc sâu rộng hơn, hình thành tâm lý, cảm xúc cởi mở hơn.
Với những bé chưa kiên nhẫn được lâu với âm nhạc, ba mẹ có thể chọn và học nhạc cùng con, mang đến cho con niềm say mê âm nhạc, từ âm nhạc con sẽ khám phá ra nhiều điều kỳ diệu của cuộc sống, và hơn hết tạo được tiếng nói chung giữa ba mẹ và con cái, từ đó ba mẹ hướng dẫn, khích lệ con trẻ phát triển theo những mặt tích cực hơn.
Thanh thiếu niên: Ở lứa tuổi này, trẻ có xu hướng tách cha mẹ để tìm và chơi cùng một nhóm bạn có chung sở thích và chí hướng. Ba mẹ có thể tạo điều kiện để con làm việc nhóm với cùng một số bạn yêu thích chơi nhạc cụ, kích hoạt khả năng làm việc nhóm, cách ứng xử cộng đồng và kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Âm nhạc là thiên hướng cảm thụ cuộc sống hạnh phúc
Đánh thức cảm xúc của người nghe
Dù là một bản nhạc buồn hay vui, khi trẻ học học hoặc khi chơi, giai điệu của bài hát vang lên, sẽ mang đến cho chúng những cảm xúc tinh tế hơn. Và đương nhiên những cảm xúc này có thể được coi như là một loại biểu đạt của tình bạn, thấu hiểu và lắng nghe của âm nhạc. Chắc chắn không ai từ chối người bạn tuyệt vời này dù đó là người trưởng thành, hay trẻ nhỏ.
Cuộc sống hạnh phúc hơn với âm nhạc
Như Hector Berlioz – nhà soạn nhạc người Pháp đã nói “ Tình yêu không thể hiện được ý niệm của âm nhạc, trong khi âm nhạc có thể cho ta ý niệm về tình yêu”- Với người bạn âm thanh, trẻ có thể mang đi khắp nơi, cùng âm nhạc khám phá ra những mối quan hệ kỳ diệu giữa người với người, giữa con người và thiên nhiên, mang đến cho mình những hứng thú bất tận cùng nguồn sống. Đó là cách hưởng thụ hạnh phúc đơn giản nhất, mà đạt hiểu quả cao nhất.
Với nhiều lý do hơn thế âm nhạc quan trọng với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển IQ và hình thành cảm xúc.
Âm nhạc là một phần của nghệ thuật sáng tạo, là một phần niềm vui của cuộc sống nhân loại. Nhưng tại Việt Nam, các môn học nghệ thuật trong đó có âm nhạc thường bị coi nhẹ, coi là môn học phụ trong các chương trình học chính khóa tại các trường phổ thông.
Với quan niệm đó khiến áp lực thi cử và điểm số đè nặng lên vai trẻ, nhưng may mắn thay hiện giờ có rất nhiều phụ huynh mong muốn cho con mình học nhạc, vừa như một bộ môn giúp trẻ giảm căng thẳng, vừa như một liệu pháp kích phát tiềm năng về học tập cho trẻ, để giảm tải những stress cho trẻ trên lớp cũng như nuôi dưỡng lại một tâm hồn giàu cảm xúc, và biết cách tận hưởng cuộc sống.
Âm nhạc luôn là những khám phá không giới hạn cho người học, nhất là trẻ con. Hãy để trẻ con được là trẻ con với những âm thanh hồn nhiên