“Gu” nhạc của giới trẻ thời nay
Điểm trung bình: ( lượt đánh giá )
“Gu” nhạc của giới trẻ thời nay
Có thể thấy âm nhạc là một gia vị quan trọng để nêm nếm thêm cho cuộc sống nhiều trải nghiệm, nhiều cung bậc cảm xúc hơn. Nói về âm nhạc sẽ có vô vàn những sắc màu, mùi vị khác nhau để chúng ta thỏa thích chọn lựa. Vậy có thể xác định được “Gu” nhạc của giới trẻ thời nay hay không?
“Gu” nhạc hay còn được hiểu nôm na là phong cách, hình tượng mà một ai đó yêu thích và theo đuổi nó. Cuộc sống ngày càng phát triển, mọi thứ đã và đang được hiện đại hoá công nghiệp hoá. Nó không chỉ đơn thuần là những nét truyền thống mà bên cạnh đó việc du nhập nền văn hoá quốc tế cũng rất quan trọng. Hoà nhập nhưng không hoà tan, một tư tưởng rất cần thiết cho giới trẻ hiện nay. Vậy chúng ta cần biết giới trẻ đang đi theo xu hướng nào, “Gu” nhạc của họ hiện tại ra sao.
Yêu thích sự đa dạng phong phú nhiều thể loại
Gần đây một nghiên cứu về khán giả nghe nhạc của Hiệp hội Ghi âm Mỹ vừa qua chỉ ra rằng khoảng 73% người Mỹ thuộc thế hệ Z (Là từ 10x trở đi) sử dụng âm nhạc để đối phó với căng thẳng và lo lắng stress hàng ngày. Thậm chí, âm nhạc giúp khán giả trẻ gen Z trở nên mạnh mẽ hơn. Điều đó chi phối khá lớn đến "gu" nghe nhạc của khán giả trẻ hiện nay.
Ở Việt Nam, nét văn hóa nghe nhạc này đang dần hình thành rõ rệt. Nhiều báo cáo cho thấy trung bình một người trẻ gen Z nghe nhiều hơn 4, 5 thể loại nhạc và yêu thích không chỉ 1 thể loại mà có thể thêm vài thể loại khác. Tuy nhiên lại rất ít thấy sự trung thành lâu bền với thể loại nào. Trong thời đại thị trường nhạc số lên ngôi, các thể loại nhạc cũng dần có xu hướng pha trộn lẫn nhau nhiều hơn. Có một xu hướng thể hiện rõ trong “gu” âm nhạc mà khán giả trẻ hiện nay yêu thích là sự đa dạng từ thể loại, ngôn ngữ cho đến phong cách của bài hát.
Gen Z yêu thích sự đa dạng và phong phú của âm nhạc
Khác với những thế hệ trước, Gen Z có nhu cầu khẳng định bản thân cao nên họ hay sử dụng chính mình để định hình thương hiệu cá nhân, và âm nhạc cũng vậy. Không còn là một nhóm đối tượng với những đặc điểm nhận dạng chung, thế hệ Z với những cái tôi lớn và mỗi người mỗi vẻ. Nắm bắt được điều đó, các "ông lớn” của thị trường âm nhạc đã nhận ra điều đó, tập trung vấn đề chính, đẩy mạnh tư tưởng đó, âm nhạc dần mang tính cá nhân hóa, người nghe sẽ bị thu hút bởi những sản phẩm như phản ánh chính mình trong đó. Một sự lựa chọn khôn ngoan dẫn đến thành công.
Trên sự phát triển của nền công nghiệp âm nhạc, ngoài những nền tảng đã có từ trước như Spotify, SoundCloud, Apple Podcast, google Podcast..., những năm gần đây, nền tảng phát trực tiếp nhạc trở nên phổ biến và chi phối thị trường nhạc số. Bên cạnh cung cấp các ca khúc mới, họ còn chú trọng vào các danh sách phát trên youtube, kênh mp3… phù hợp với sự quan tâm của nhóm khách hàng đang được chú trọng là Gen Z.
Nhạy bén với thời cuộc thực tại
So với những thế hệ trước, Gen Z đang tận hưởng một cuộc chơi rộng khắp thế giới, qua đó tận hưởng âm nhạc đến từ nhiều nền văn hóa phong phúc khác nhau. Điều nổi bật dễ nhận diện nhất của thế hệ khán giả trẻ hiện nay chính là sắc màu phong phú cùng đề tài đang nổi trong cuộc sống hàng ngày được vẽ lên bằng âm nhạc mới.
Bên cạnh những chủ đề quen thuộc như cá tính bản thân, tình yêu, bạn bè thì thế hệ này cho thấy họ hứng thú đặc biệt với những ca khúc về khám phá thế giới xung quanh, mang lại cảm giác được phiêu du khắp chốn. Những ca khúc như "Đi để trở về," "Đưa nhau đi trốn", "Bài ca tuổi trẻ", “Chỉ cần là mình cùng nhau”, “Bài này chill phết”... đều đạt được những lượt nghe rất lớn. Khát khao được đi, được trải nghiệm và khám phá luôn nằm sâu bên trong, đúng với tính cách của những tâm hồn trong độ tuổi thanh xuân.
Âm nhạc của Đen Vâu luôn khiến chúng ta thấy yêu đời
Sự hoài niệm từ Phan Mạnh Quỳnh như được sống lại với những điều đã cũ
Không những thế, có nhiều thông điệp xã hội vốn khô khan khó nhớ bỗng trở thành trend khi được đưa vào các bài hát, từng thanh âm câu từ dễ nghe dễ nhớ khiến cho giới trẻ thấy thích thú và du nhập dễ hơn bao giờ hết. Từ đó tất cả được lan truyền rộng rãi hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, những thế hệ đi trước lại đang cho rằng khán giả trẻ hiện nay hời hợt, thiếu chiều sâu, dễ cảm nhận và nhanh thấy nhàm chán. Nhưng những gì đang được khán giả trẻ yêu thích lại chứng minh ngược lại. Nhạc Trịnh, nhạc xưa, nhạc cách mạng… đều được yêu thích dưới một diện mạo khác, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, hoà lẫn nhưng không hề hoà tan, nếu có đó chỉ là số ít và không đáng kể. Khán giả trẻ cũng mê mẩn âm nhạc đầy triết lý nhưng rất nhẹ nhàng của Lê Cát Trọng Lý, âm nhạc hoài niệm của Phan Mạnh Quỳnh, thực tế cuộc sống cũng như cái chất khá “Đời” của Đen Vâu được thể hiện qua từng câu từ giai điệu gần gũi.